Sao Hỏa Bầu trời bên ngoài Trái Đất

Sao Hỏa có một lớp khí quyển mỏng. Tuy nhiên, nó cực kỳ bụi bặm và có nhiều ánh sáng bị phân tán khắp nơi. Do đó, bầu trời khá sáng vào ban ngày và không thể nhìn thấy các ngôi sao.

Màu sắc của bầu trời Sao Hỏa

Bầu trời Sao Hỏa lúc hoàng hôn, chụp bởi robot tự hành Spirit vào tháng 7 năm 2005.

Việc chụp được những bức ảnh màu chính xác từ bề mặt Sao Hỏa là một điều khó khăn.[1] Trong nhiều năm, bầu trời trên Sao Hỏa được cho là có màu ngả hồng hơn hiện nay.

Ngày nay người ta biết rằng vào ngày Sao Hỏa, bầu trời có màu bánh bơ (vàng/nâu).[2] Vào lúc hoàng hônbình minh, bầu trời có màu hồng nhưng ở vùng gần Mặt Trời lặn thì bầu trời có màu xanh dương. Điều này trái ngược với trên Trái Đất. Hoàng hôn kéo dài rất lâu sau khi Mặt Trời lặn và trước khi mọc do có bụi bay lên cao trong khí quyển Sao Hỏa.

Trên Sao Hỏa, bầu trời có màu đỏ là do sự hiện diện của sắt(III) oxit trong các hạt bụi trên không. Những hạt này có kích thước lớn hơn những phân tử khí nên phần lớn ánh sáng bị tán xạ. Những hạt bụi hấp thụ ánh sáng xanh và tán xạ các bước sóng dài hơn (như đỏ, cam, vàng).

Mặt Trời nhìn từ Sao Hỏa

Mặt Trời nhìn từ Sao Hỏa lớn khoảng 5⁄8 so với Mặt Trời nhìn từ Trái Đất và tỏa đến 40% ánh sáng, xấp xỉ độ sáng Mặt Trời vào buổi chiều hơi nhiều mây trên Trái Đất.

Các vệ tinh tự nhiên nhìn từ Sao Hỏa

Phobos quá cảnh Mặt Trời nhìn từ Sao Hỏa, chụp từ robot tự hành Opportunity vào ngày 10 tháng 3 năm 2004.

Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên nhỏ: PhobosDeimos. Nhìn từ bề mặt Sao Hỏa, Phobos có đường kính bằng một phần ba đến một nửa đường kính biểu kiến của Mặt Trời, trong khi Deimos chỉ lớn hơn một chấm nhỏ thông thường.

Do quỹ đạo của Sao Hỏa, Phobos mọc lên ở phía tây và lặn ở phía đông còn Deimos mọc ở phía đông và lặn ở phía tây, giống như một vệ tinh tự nhiên "thông thường", mặc dù hình dáng của nó nếu nhìn bằng mắt thường sẽ trông giống như một ngôi sao. Phobos và Deimos đều có thể che khuất Mặt Trời khi nhìn từ Sao Hỏa, mặc dù cả hai đều không thể che phủ hoàn toàn đĩa Mặt Trời và vì vậy trên thực tế sự kiện này được gọi là hiện tượng quá cảnh chứ không phải hiện tượng thiên thực.

Trái Đất và Mặt Trăng nhìn từ Sao Hỏa

Trái Đất có thể nhìn thấy từ Sao Hỏa dưới dạng một sao đôi. Mặt Trăng sẽ xuất hiện bên cạnh Trái Đất như một ngôi sao đồng hành mờ nhạt hơn.[3][4]

Sao Kim nhìn từ Sao Hỏa

Sao Kim nhìn từ Sao Hỏa dưới dạng một ngôi sao với độ sáng biểu kiến lên đến khoảng -3,2.[3]

Các hành tinh vòng ngoài nhìn từ Sao Hỏa

So với góc nhìn của chúng từ Trái Đất, các hành tinh vòng ngoài (Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên VươngSao Hải Vương) sẽ sáng hơn một chút khi chúng xung đối, nhưng hơi mờ hơn khi chúng giao hội.

Bầu trời trên các vệ tinh tự nhiên của Sao Hỏa

Nhìn từ Phobos, Sao Hỏa trông lớn gấp 6.400 lần và sáng gấp 2.500 lần so với thời điểm trăng tròn khi nhìn từ Trái Đất. Còn khi nhìn từ Deimos, Sao Hỏa có vẻ lớn gấp 1.000 lần và sáng gấp 400 lần so với thời điểm trăng tròn khi nhìn từ Trái Đất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu trời bên ngoài Trái Đất http://www.badastronomy.com/bad/misc/hoagland/mars... https://web.archive.org/web/20040810170442/http://... http://humbabe.arc.nasa.gov/mgcm/faq/sky.html https://web.archive.org/web/20080922223310/http://... http://earthobservatory.nasa.gov/Newsroom/NewImage... http://lasp.colorado.edu/~bagenal/3720/CLASS17/17G... http://space.jpl.nasa.gov/cgi-bin/wspace?tbody=504... http://www.jthommes.com/Astro/JupiterShadowSeq.htm http://www.beugungsbild.de/huygens/povray/titan_re... https://science.nasa.gov/science-news/science-at-n...